Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Luyện và Thi IELTS ngay tại sân nhà để đạt điểm cao

Luyện thi IELTS và tham gia thi tại Cleverlearn - AMA để đảm bảo lợi thế sân nhà và đạt kết quả cao là giải pháp tối ưu cho những ai đang muốn cầm chắc trong tay chứng chỉ quốc tế IELTS.
Với tấm bằng IELTS trong tay, bạn có thể?
 
- Hiện thực hóa ước mơ du học.
 
- Tìm một công việc tốt tại nước ngoài hay ngay ở trong nước với mức lương tuyệt vời.
 
- Tự tin xuất cảnh sang một số nước như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand.
 
Nhưng những ước mơ lớn không thể thành hiện thực nếu không có một sự chuẩn bị chu đáo.
Những ưu điểm vượt trội trong chương trình luyện thi IELTS tại Cleverlearn - AMA:
 
- Tìm hiểu những bí quyết để tối đa hóa điểm số trong kỳ thi IELTS.
 
- Tránh được những lỗi học viên thường mắc phải trong các kỳ thi IELTS tổ chức tại Việt Nam.
 
- Được liên tục thử sức mình với những bài thi quốc tế ngay tại lớp học. Tìm và khắc phục những điểm yếu trước khi bước vào kỳ thi thật.
 
- Được tham gia hội thảo chuyên đề IELTS hàng tháng do Cleverlearn - AMA tổ chức dành riêng cho học viên IELTS của trung tâm với sự trình bày và hướng dẫn của giáo viên giàu kinh nghiệm.
 
- Được đăng ký thi kỳ thi IELTS quốc tế ngay tại Cleverlearn - AMA để đảm bảo lợi thế “sân nhà”.
 
- 100% giáo viên bản ngữ giàu kinh nghiệm về IELTS, trong đó 95% giáo viên người Anh được đào tạo, giảng dạy tại các trường Đại Học nổi tiếng tại Anh. Đặc biệt, nhiều giáo viên của chúng tôi đã và đang là giám khảo chấm thi IELTS Quốc tế.
 
Cleverlearn - AMA cung cấp chương trình ôn luyện STP (Special Test Preparation) độc quyền. Đây là chương trình cam kết đảm bảo điểm số đầu ra cao sau khi hoàn tất một năm ôn luyện TOEFL iBT(80), IELTS(6.0) tại trung tâm. Nếu không, bạn sẽ được tiếp tục học mà không cần phải trả thêm bất cứ chi phí nào.
 
Để đảm bảo lợi thế “sân nhà” và sự ổn định về tâm lý, giúp học viên tự tin vượt qua kỳ thi với số điểm như mong đợi, Hệ thống Anh ngữ Cleverlearn - AMA liên kết hợp tác và chính thức trở thành văn phòng đại diện của British Council, tổ chức kỳ thi quốc tế IELTS kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2011.
 
Kỳ thi IELTS học thuật (Academic) sẽ được tổ chức vào thứ 7, ngày 10 tháng 12 năm 2011 tại trụ sở chính Cleverlearn - AMA, số 186 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TPHCM.
 
Thời gian nhận đăng ký: Từ 20/10/2011 - 30/11/2011
 
Để có tên trong danh sách thi chính thức, thí sinh cần đăng ký trực tiếp tại bộ phận tư vấn viên các trung tâm gần nhất của Cleverlearn - AMA. Chúng tôi khuyến khích đăng ký sớm vì số lượng đề thi có hạn. Trung tâm chỉ giữ chỗ cho thí sinh sau khi thí sinh đã hoàn tất thủ tục đăng ký thi.
 
Lợi thế khi thi IELTS tại Cleverlearn - AMA?
 
- Cleverlearn - AMA là văn phòng đại diện của Hội đồng Anh - một trong 3 tổ chức sáng lập với hơn 75 năm kinh nghiệm trong việc tổ chức thi quốc tế.
 
- Đảm bảo lợi thế “sân nhà” và sự ổn định về tâm lý, giúp học viên tự tin vượt qua kỳ thi với số điểm như mong đợi.
 
- Tham gia hội thảo miễn phí về các kỹ năng và chiến lược thi IELTS với giáo viên giàu kinh nghiệm ôn luyện thi IELTS trước ngày thi.
 
- Thi môn Nghe bằng hệ thông tai nghe hiện đại
 
- Điều kiện cơ sở vật chất, âm thanh, ánh sáng và bảo mật phòng thi theo chuẩn quốc tế.
 
- Xem kết quả thi trên mạng trước khi nhận được bảng điểm chính thức.
 
- Miễn phí sử dụng trung tâm thông tin trước ngày thi với nguồn tài liệu IELTS phong phú và phần mền luyện thi cập nhật
 
- Gửi kết quả thi miễn phí tới 5 tổ chức trong vòng 1 tháng kể từ ngày thi
 
- Miễn phí cẩm nang "British Council IELTS study Guide"
 
- Miễn phí tài liệu luyện thi IELTS trực tuyến "Road to IELTS"
 
- Phần thưởng hấp dẫn dành cho các thí sinh đạt điểm IELTS từ 8.0 trở lên
 
Hãy nghe chia sẻ của một số thí sinh đạt điểm cao sau khóa ôn luyện IELTS tại leverlearn - AMA:
 
Phương Uyên (HV đạt IELTS 7.5, tháng 8/ 2011): “…Suốt 3 tháng luyện IELTS, em luôn nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các thầy cô cùng với các anh chị nhân viên. IELTS 7.5 khiến em rất vui vì trước kia, IELTS của em chỉ đạt 5.5. Cảm ơn thầy Mick đã tận tình giúp đỡ em cải thiện tất cả các kỹ năng, nhất là Nói và Viết. Bây giờ, em có thể tự tin để nói rằng “luyện IELTS trong chương trình UEAL là lựa chọn tốt nhất cho những ai lấy chứng chỉ trong thời gian ngắn”.
 
Nguyễn Thảo (HV đạt IELTS 8.0, tháng 9/2010):“…IELTS 8.0 là số điểm vượt xa sự mong đợi của em vì trước khi bước vào ôn luyện IELTS tại UEAL, em chỉ nghĩ rằng cố gắng lắm thì đạt IELTS 6.5. Lịch học linh động, mô hình học One on One, Face To Face cho em nhiều cơ hội giao tiếp với nhiều giáo viên bản ngữ từ Mỹ, Ireland, Phần Lan và từ đó, có thể tự chuẩn bị cho phần thi nghe IELTS với nhiều giọng khác nhau. Hơn thế, thầy cô nhiệt tình tạo cho em không khí học tập thoải mái, hứng khởi trong từng buổi học”.
 
Hãy là thí sinh đạt điểm cao nhất trong mỗi kỳ thi để nhận được những món quà tiện dụng, xinh xắn và giá trị từ British Coucil và Cleverlearn - AMA. Chi phí cho kỳ thi IELTS khá cao (3.200.000 VNĐ), nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng thì bạn sẽ lãng phí tiền bạc và mất đi rất nhiều cơ hội tốt.
 
Đăng ký ôn luyện chương trình “Đảm bảo điểm số đầu ra trước ngày 30/10/2011 để được tặng 5% học phí.
 
Vui lòng liên hệ: (08) 3930 2861 và truy cập website: www.ama.edu.vn để tải mẫu đơn đăng ký thi & tìm hiểu thông tin chi tiết về kỳ thi IELTS.
 
Nguồn tham khảo thêm:
 
http://www.ama.edu.vn/bi-quyet-hoc-tieng-anh/731-thi-ielts-nhung-dieu-can-biet.html
 
http://www.ama.edu.vn/bi-quyet-hoc-tieng-anh/730-ielts-la-gi-vi-sao-nen-thi-ielts-tai-cleverlearn-ama.html
 
http://www.ama.edu.vn/bi-quyet-hoc-tieng-anh/673-bi-quyet-luyen-thi-ielts.html
 
http://www.ama.edu.vn/bi-quyet-hoc-tieng-anh/732-ket-qua-thi-ielts-va-cac-dich-vu-sau-khi-thi.html
 
http://www.ama.edu.vn/bi-quyet-hoc-tieng-anh/733-tai-lieu-luyen-thi-ielts-truc-tuyen.html
 
http://www.ama.edu.vn/bi-quyet-hoc-tieng-anh/734-thi-ielts-va-nhung-cau-hoi-thuong-gap.html

Trúng tuyển cũng không được học

Vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầy cam go, biết bao tân sinh viên hớn hở làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, mùa tuyển sinh năm nay với “hội chứng” đóng cửa ngành học ở hàng loạt trường, nhiều em thậm chí trúng tuyển NV1 cũng không được học.
Đóng 21 triệu đồng vẫn không được học
Ngày 13-10, thí sinh Vũ Thị Hương Giang trúng tuyển NV1 vào chuyên ngành Quản trị du lịch của trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) đến gặp ban giám hiệu nhà trường để yêu cầu nhà trường giải thích việc trường thông báo chuyển thí sinh này sang chuyên ngành Thương mại quốc tế, Kinh tế đối ngoại.
Theo thí sinh Giang: “Em trúng tuyển NV1, làm mọi thủ tục nhập học và đóng tất thảy 21 triệu đồng cho nhà trường nhưng đến nay vẫn không được học. Em xin rút hồ sơ thì nhà trường không cho. Mãi đến ngày 11-10, nhà trường thông báo chuyển em sang 2 ngành Thương mại quốc tế hoặc Kinh tế đối ngoại vì ngành em trúng tuyển không đủ người để mở lớp”.
Do không thích học một trong 2 chuyên ngành trên, nên Giang đề nghị nhà trường trả lại hồ sơ và giải quyết quyền lợi. Tuy nhiên, nhà trường lại yêu cầu thí sinh này tự viết đơn, tự tìm trường rồi đưa lên Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT để giải quyết.
Trước cảnh tiến thoái lưỡng nan như vậy, một phụ huynh tỏ ra thất vọng: “Nhà trường đã bội tín với thí sinh. Nếu trường thấy không đủ số lượng, không thể mở lớp, thì nên thông báo sớm để thí sinh còn thời gian nộp hồ sơ xin xét tuyển NV2, NV3 vào các trường khác hoặc có phương án giải quyết. Chứ đến nay mới thông báo thì quá trễ”. Điều đáng nói là nhà trường lại đưa ra phương án xử lý hết sức vô tâm: Nếu phụ huynh muốn rút học phí nhà trường sẽ giải quyết; nếu phụ huynh tìm được trường khác tiếp nhận trường sẽ có công văn xin ý kiến của Bộ GD-ĐT.
Ngoài Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, khi kết thúc NV3 nhiều trường thông báo đóng cửa ngành và đưa ra phương án để thí sinh chọn chuyển ngành. Trường ĐH Văn Hiến thông báo không mở lớp với 2 ngành Xã hội học, Văn học và gần như bắt buộc thí sinh trúng tuyển 2 ngành này chuyển sang ngành học khác cùng khối thi. Theo Th.S Nguyễn Quốc Hợp: Có khoảng 20 thí sinh ở mỗi ngành phải chuyển sang ngành khác. Trong đó, có khoảng 8 hoặc 9 em trúng tuyển NV1 và đến làm thủ tục nhập học, đóng học phí và chờ kết thúc NV3 trường mới thông báo.
Tương tự, Trường ĐH CNTT Gia Định không mở lớp ngành Tiếng Anh do không đủ thí sinh. Số thí sinh trúng tuyển vào ngành này sẽ được nhà trường chuyển sang ngành học khác cùng khối thi theo nguyện vọng của thí sinh. Trường ĐH Đồng Tháp đóng cửa 4 ngành gồm: Sư phạm kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, Khoa học thư viện và Công nghệ thiết bị trường học.
Tương tự, các trường ĐH khác như ĐH An Giang, ĐH Quy Nhơn, ĐH Nông lâm TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Trường ĐH Vạn Xuân, Trường ĐH Đà Lạt… đã phải đóng cửa hoặc vận động thí sinh trúng tuyển chuyển sang học các ngành khác cùng khối thi và cùng điểm chuẩn.
Trúng tuyển cũng không được học, Tuyển sinh ĐH-CĐ, Giáo dục - du học, tuyen sinh 2011, diem thi, thi sinh, trung tuyen, bao
Nhiều thí sinh trúng tuyển đại học vẫn không được học vì các ngành học không đủ người.
Giải quyết bất hợp lý
Thiếu thí sinh để mở lớp nên các trường buộc phải đóng cửa ngành học. Tuy nhiên, phương án mà nhiều trường đưa ra chưa thấu tình đạt lý. Hàng loạt trường phải đóng cửa ngành do thiếu chỉ tiêu nhưng lại thông báo khi kết thúc NV3. Ở thời điểm này, thí sinh không còn cơ hội để đến bất cứ trường nào nộp hồ sơ hay xin chuyển trường. Do đó, thông báo “thí sinh có thể chuyển sang ngành khác có cùng khối thi” dường như là ép buộc vì thí sinh đã hết lựa chọn. Một chuyên gia tuyển sinh cho biết, khi đã không tuyển được thí sinh ở NV1 hoặc NV2 thì nhà trường nên thông báo phương án xử lý để thí sinh lựa chọn. Chứ đợi kết thúc NV3 mới thông báo thì chẳng khác nào dồn thí sinh vào ngõ cụt.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng ĐH Nông Lâm, cho rằng: “Phải giải quyết trên tinh thần vì quyền lợi của thí sinh. Không thể nói thí sinh tự đi kiếm trường để chuyển vì tuyển sinh đã kết thúc”. Do đó, Hội đồng tuyển sinh của trường có thể đưa ra 3 phương án để giúp thí sinh lựa chọn: cho phép thí sinh lựa chọn để chuyển ngành (cùng khối thi); cho thí sinh bảo lưu kết quả cho kỳ tuyển sinh năm sau; nhà trường phải tự liên hệ để giúp thí sinh chuyển ngành. Và nếu trường không mở lớp đào tạo thì thí sinh được quyền lựa chọn 3 phương án này và nhà trường phải giải quyết.
Dẫn chứng về cách làm này, ông Hùng cho biết, cách đây 2 năm, sau khi kết thúc NV3, ngành tiếng Pháp (khối D1, D3) chỉ có vài thí sinh trúng tuyển. Trường không thể mở lớp nên thông báo thí sinh được lựa chọn chuyển ngành hoặc bảo lưu kết quả. Tuy nhiên, chỉ có một thí sinh không chịu 2 phương án trên nên nhà trường phải làm việc với Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Sau khi trường bạn đồng ý, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM mới hỏi ý kiến thí sinh này rồi sau đó làm thủ tục chuyển trường.
Như vậy, việc nhiều trường chỉ đưa ra một phương án “chuyển sang ngành khác có cùng khối thi” không chỉ bất hợp lý mà triệt tiêu quyền lựa chọn của thí sinh. Theo đó, cách giải quyết thứ 3 cho thí sinh là khó khăn nhưng buộc nhà trường phải làm vì không thể để thí sinh bơ vơ.

Khảo sát tiếng Anh: Giáo viên lo thi trượt

Theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TPHCM, giáo viên tiếng Anh các cấp sẽ trải qua kỳ sát hạnh kiểm tra năng lực. Điều này làm không ít giáo viên lo lắng nếu mình thi “trượt chuẩn” thì sẽ thế nào?
Hôm qua 16/10, tại Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ (Q.1, TPHCM), 756 giáo viên (GV) tiếng Anh tiểu học trên toàn thành phố đã tham gia khảo sát trình độ.
GV phải trải qua bài thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ của Anh văn Hội Việt Mỹ. Đây là bài thi xếp lớp tiếng Anh của nhà xuất bản Oxford, đơn vị đối tác với Anh văn Hội Việt Mỹ về chuyên môn. Bài thi bao gồm các kỹ năng nghe, đọc viết và các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm. Kết quả bài thi được phiên theo khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR).

Để đánh giá kỹ năng nói, bài thi cũng được bổ sung thêm phần thi vấn đáp và nội dung đánh giá dựa theo bảng mô tả đánh giá của CEFR. Giám khảo hỏi thi nói là GV nước ngoài bản ngữ hoặc GV Việt Nam có bằng Thạc sĩ tiếng Anh đã qua các buổi huấn luyện về đánh giá kỹ năng nói.

GV tiếng Anh tiểu học tại TPHCM tham dự khảo sát năng lực ngày 16/10/2011. (Nguồn ảnh: http://edu.hochiminhcity.gov.vn)



Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM cũng thông báo, tháng 12 tới, GV tiếng Anh các bậc THCS, THPT thuộc các quận 1, 3, 4, 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh… cũng sẽ tham gia khảo sát năng lực trước khi mở rộng phạm vi khảo sát ra các quận huyện. Điều này gây hoang mang cho rất nhiều GV.

Nhiều GV phản ánh, thông báo này quá bất ngờ và cập rập, đẩy GV vào tình thế bị động… buộc phải thi. Trong khoảng thời gian 2 tháng ôn tập sẽ rất khó khăn cho thầy cô. Nhiều GV cũng bức xúc cho rằng việc khảo sát dùng tiêu chí của châu Âu để “vận” vào GV trong nước là sự áp đặt, làm khó thầy cô.

GV không phủ nhận việc việc khảo sát có mặt tích cực để GV lâu nay chỉ quanh quẩn trong các bài dạy sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận, tìm hiểu các kiến thức mở rộng. Tuy nhiên, theo GV, nếu tiến hành khảo sát, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho GV thì hợp lý còn quy ra điểm “đỗ trượt” sẽ rất áp lực. Thế nên không ít GV không muốn tham dự khảo sát nhưng không xong vì theo chỉ đạo từ Sở, GV thuộc đối tượng khảo sát nếu không tham gia khảo sát năng lực tiếng Anh đợt này sẽ tự túc kinh phí về sau trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT.

“Chúng tôi đều đã có bằng sư phạm, phải đủ tiêu chuẩn chúng tôi mới được tuyển vào trường học để giảng dạy. Việc “bị” kiểm tra lại thế này làm nhiều người bị tổn thương, nhất là với GV lâu năm. Nếu trượt chúng tôi sẽ thế nào? Bây giờ tôi cũng chỉ biết ôn luyện, còn kết quả đến đâu cũng đành mặc kệ”, một GV tiếng Anh THPT tại Q.3 chia sẻ.

Đây cũng là tâm trạng chung của các GV. Nếu trải qua cuộc sát hạnh thì không sao nhưng nếu trượt họ vô cùng lo lắng đồng nghiệp và cả học trò sẽ đánh giá về mình. Lúc đó, liệu GV còn đủ tự tin để đứng lớp giảng dạy?
Theo yêu cầu, GV tiếng Anh THCS và THPT sẽ dự kỳ thi chứng chỉ First Certificate in English (FCE) của Tổ chức đánh giá chất lượng thuộc Trường ĐH Cambridge tại Việt Nam (Cambridge ESOL) với thời lượng bốn giờ. Bài thi FCE sẽ đánh giá đầy đủ bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết của GV. GV THCS phải đạt FCE Grade B&C (60-79 điểm), giáo viên THPT phải đạt FCE Grade A (80-100 điểm).
Trước lo lắng này của GV, phía Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh GV cần hiểu đúng, đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát. Đây là cơ hội tốt để được đánh giá lại trình độ, năng lực của bản thân, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt.
Sau khi kiểm tra trình độ, những GV nào chưa đạt chuẩn, vẫn được các cơ sở giáo dục tạo điều kiện để tiếp tục giảng dạy nhưng được bố trí thời gian đi học nâng cao trình độ và dự thi lại cho tới khi được công nhận đạt chuẩn.
Khi nhà trường nhận được kết quả thi của GV, Ban giám hiệu các trường chỉ được phép thông báo trực tiếp cho GV dự thi và lưu trong hồ sơ công chức cũng như lưu trong hồ sơ quản lý của Ban giám hiệu để xếp lớp dạy cho phù hợp. Kết quả này không được công bố rộng rãi, không lấy tiêu chí điểm chuẩn dự thi để xếp thi đua, không làm cho những GV chưa đạt chuẩn hoang mang, ảnh hưởng đến uy tín của GV.
Hoài Nam