Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Hàng loạt ngành học tạm ngưng đào tạo

Không có thí sinh đăng ký dự thi hoặc tuyển sinh chỉ được vài người, hàng loạt ngành học ở nhiều đại học phải ngừng đào tạo. Để gỡ thế bí này, ngày 21/10, Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập kiến nghị bỏ thi đại học.
Dù đã có 3 cơ hội để thu hút thí sinh, nhiều trường đại học vẫn không đạt được số lượng như mong muốn. Ông Đặng Văn Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Chu Văn An cho biết, kết thúc NV3, trường chỉ tuyển sinh được 20% chỉ tiêu được giao. Cả trường có 10 ngành thì 3 ngành tiếng Trung, tiếng Anh, Điện chỉ có vài thí sinh đỗ.
"Chúng tôi phải thuyết phục các em chuyển sang học ngành khác và tạm ngưng đào tạo những ngành này trong năm nay. Nếu năm sau có thí sinh sẽ mở cửa trở lại", ông Định nói. Theo ông Định, việc tuyển sinh không đảm bảo sẽ gây lãng phí rất lớn. Nếu kéo dài nhiều năm giáo viên có thể sẽ nghỉ.
Chỉ tuyển được khoảng 300 trên tổng chỉ tiêu 900, ông Lê Công Huỳnh, Hiệu trưởng ĐH Thành Tây buồn rầu cho hay, một số trường công lập cũng lấy điểm chuẩn bằng sàn nên nguồn tuyển cho các trường ngoài công lập trở nên cạn kiệt. Với những ngành hot như Kế toán Tài chính mọi năm có đông thí sinh đăng ký, song năm nay con số cũng hạn chế.
"Chúng tôi sẽ tạm ngưng đào tạo những ngành không có thí sinh, trong đó có ngành buộc phải đóng cửa nếu năm sau vẫn không có thí sinh đỗ", ông Huỳnh thông tin.
Không có khó khăn về nguồn tuyển như các trường ngoài công lập, ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) tuyển đủ chỉ tiêu được giao là 2.100 thí sinh, nhưng vẫn có hai ngành tạm đóng cửa là Kinh tế Chính trị và Thống kê Tin học. Hiệu phó Đào Hữu Hòa cho biết, ngay từ khi đăng ký hai ngành này đã có số thí sinh rất ít. ĐH Kinh tế lấy điểm chuẩn chung vào trường là 17, những thí sinh thi vào Kinh tế Chính trị và Thống kê Tin học chỉ đạt dưới mức điểm đó.
"Nếu hạ điểm chuẩn vào trường sẽ có thêm hàng nghìn thí sinh, lại quá số lượng cần tuyển. Chính vì thế, chúng tôi quyết định dừng không đào tạo hai ngành trên trong năm nay", ông Hòa cho hay.
Năm nay, hàng loạt ngành học phải tạm đóng cửa vì không có thí sinh. Ảnh: Hoàng Thùy.
Khó khăn trên cũng phổ biến ở các trường khu vực miền Nam. Trưởng phòng đào tạo ĐH dân lập Văn hiến Nguyễn Quốc hợp cho biết, chỉ tiêu năm nay của trường là 1.300 nhưng kết thúc đợt tuyển sinh cuối cùng mới tuyển được khoảng 1.100. Tuy nhiên, con số thực tế nhập học có thể còn thấp hơn. Trường đã công bố đóng cửa 2 ngành Văn học và Xã hội học với lượng hồ sơ chỉ khoảng 20 cho mỗi ngành. Ở một số khối ngành xã hội không đến mức đóng cửa nhưng số thí sinh cũng chỉ khoảng 30 hồ sơ và trường phải cố bằng cân đối để mở ngành.
Đối với một số đại học địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long, tình hình này còn nghiêm trọng hơn. Như ĐH An Giang, hàng loạt ngành chủ chốt thuộc khối sư phạm phải đóng cửa như: Sư phạm Vật lý (13 hồ sơ), Hóa học (7 hồ sơ), Địa lý (14 hồ sơ), chăn nuôi thú y (9 hồ sơ). Ngay cả ngành sư phạm Toán học tuy không phải đóng cửa nhưng lượng thí sinh trúng tuyển vào cũng chỉ khoảng 20 hồ sơ.
Nghiêm trọng nhất là ĐH Đồng Tháp có đến 17 ngành đào tạo đóng cửa ở cả hệ đại học và cao đẳng do không tuyển được thí sinh. Trong đó có nhiều ngành sư phạm quan trọng như: Sư phạm Vật lý, Kỹ thuật công nghiệp, Khoa học máy tính, Tin học, Kỹ thuật nông nghiệp, Hóa học, Lịch sử; các ngành ngoài sư phạm như: Quản lý văn hóa, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, Khoa học thư viện...
Đại diện các trường đều có chung lý giải, một trong những nguyên nhân của việc ngành xã hội và sư phạm khó tuyển là do nhu cầu xã hội dư thừa, các ngành này sau khi ra trường khó xin việc, không đủ sức hút như ngành kinh tế.
Việc các ngành phải đóng cửa khiến trường gặp khó khăn trong vấn đề quản lý đào tạo, cân đối thu chi, bố trí giờ dạy cho giảng viên. Đồng thời việc chuyển tiếp nguồn sinh viên hàng năm trong việc đào tạo của mỗi chuyên ngành sẽ bị đứt đoạn.
"Theo dõi trong mấy năm gần đây, chúng tôi đã thấy sức hút của các ngành xã hội và sư phạm giảm mạnh, nhưng cho đến năm nay thì điều này thể hiện rất rõ. Đây đang là một dự báo rất nguy hiểm cho nền giáo dục. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì chỉ khoảng 3 đến 4 năm nữa ngành giáo dục sẽ không kiếm đâu ra giáo viên đặc biệt là giáo viên giỏi để chuyển giao chương trình đổi mới trong giáo dục", Phó hiệu trưởng ĐH An Giang Hoàng Xuân Quảng nói.
Để tháo gỡ khó khăn trên, ngày 21/10, trong hội nghị bàn về đổi mới tuyển sinh đại học, cao đẳng do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tổ chức tại Hà Nội, thành viên hiệp hội lần lượt đề xuất các giải pháp.
GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng ĐH DL Hải Phòng, đề nghị lấy kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học. Hiệu trưởng Nghị lý giải, đại học hay phổ thông đều nằm trong hệ thống giáo dục. Hiện nay học sinh thi tốt nghiệp THPT nhưng chỉ để xác nhận là đã tốt nghiệp mà hầu như không sử dụng kết quả đó, như vậy là lãng phí.
Đồng tình với ý kiến trên, GS Hoàng Trọng Yêm, Hiệu trưởng ĐH Lương Thế Vinh, cho rằng phân tầng tuyển sinh là cần thiết theo hướng: trường tốp trên thì thi tuyển, còn trường tốp dưới quy định mức điểm phổ thông để tuyển tùy theo từng trường và từng ngành học.
Hoàng Thùy - Hải Duyên

Ngắm ngôi trường xưa nhất Huế tròn 115 năm tuổi

Bên dòng sông Hương thơ mộng và trữ tình của đất cố đô có 1 ngôi trường với tuổi đời hơn 1 thế kỉ: đó là trường THPT chuyên Quốc Học Huế. Vào ngày mai 23/10, trường sẽ tròn 115 năm tuổi.
Trường Quốc học Huế được thành lập ngày 23/10/1896 theo dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái. Đây từng là nơi học tập của Bác Hồ và rất nhiều nhà yêu nước, trí thức, khoa học như Nguyễn Chí Diễu, Hà Huy Tập, Trần Phú, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Tạ Quang Bửu…
Tròn 115 tuổi, trường Quốc Học ngày càng ghi dấu thêm trang sử vẻ vang của nền giáo Dục nước nhà. Trải qua bao thời kì, thầy và trò trường Quốc Học đã giành được nhiều thành tích cao: Huân chương độc lập hạng nhất năm 1996 - 2006, Anh hùng lao động thời kì đổi mới, có truyền thống đấu tranh cách mạng, phong trào thi đua dạy tốt học tốt…
Nhân dịp trường Quốc Học tròn 115 tuổi, xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh về ngôi trường nổi tiếng đất cố đô:


Trường Quốc Học Huế nằm trên đường Lê Lợi – TP ngay bên dòng sông Hương thơ mộng

Kiến trúc cố thời Pháp đan trong những tán cây xanh là nơi học rất lý tưởng cho học sinh. Tuy nhiên để được vào trường các học sinh phải vượt qua 1 đến 2 kỳ thi rất khó.
Trường Quốc Học khi mới thành lập mang tên “Pháp tự Quốc học Đường” .


Thầy giáo Ngô Đình Khả là hiệu trưởng đầu tiên của trường sau ngày thành lập từ năm 1896 - 1902.
 

Tượng đài Nguyễn Tất Thành đặt trang trọng giữa sân trường Quốc học Huế nơi Bác Hồ kính yêu đã từng học tập.



Màu đỏ - trắng là màu sơn chủ đạo của cả ngôi trường làm nổi lên giữa những tán cây xanh.


Ghế đá hàng cây, nơi đây lưu dấu bao kỉ niệm của hàng vạn thế hệ học trò.
Những hành lang nối các khu nhà lại với nhau có mái che nắng, che mưa giống với kiến trúc xây dựng các hành lang nối các khu nhà trong Kinh thành Huế.



Nhà truyền thống nơi lưu giữ lại những kỉ niệm về Bác Hồ và bao thế hệ học sinh đạt thành tích.



Sân tập thể dục nằm ngay trong trường.



Trong khuôn viên trường có sân bóng rổ, bóng đá, bể bơi… thuận tiện cho việc phát triển các môn thể thao cho học sinh.



Phía sau những lớp học là Ký túc xá dành cho những học sinh ở xa trường.



Sau bao nhiêu năm những vết thời gian đã nhuộn trên tường.



Những cây Xoài già trên 100 năm tuổi có từ trước khi xây trường.



Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trở thành những người thành đạt góp phần xây dựng đất nước.



Học sinh Quốc Học luôn luôn chăm chỉ học tập nên kết quả đậu tốt nghiệp THPT luôn đạt từ 99% trở lên.


Có những giây phút lặng lẽ bên sân trường cùng những hoài niệm.


Học sinh Quốc Học Huế nô nức mừng 115 ngày thành lập trường. Trong ảnh: Các em đang cùng nhau dán báo tường.
Thái Bá - Đại Dương

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Hàng trăm học sinh nghỉ học vì trường sắp sập

Hôm nay, Ban giám hiệu trường THCS Trần Phú, TP Quảng Ngãi, quyết định cho hơn 350 học sinh khối lớp 6, 7 nghỉ học vì lo ngại 7 lớp học có nguy cơ sập, gây nguy hiểm đến tính mạng các em.
Hôm nay, trường THCS Trần Phú, TP Quảng Ngãi đành cho hơn 350 học sinh khối lớp 6, lớp 7 tạm nghỉ học vì bảy lớp học của trường này đang xuống cấp trầm trọng, tường nứt, giàn xà gồ bắt ngang trong lớp học bị gãy, bức tường nứt toác gây nguy hiểm tính mạng các em. Trong tình thế khẩn cấp, trường đã dùng một bàn học dựng ngược ghi cảnh báo nguy hiểm lên mặt bàn cấm học sinh, giáo viên của trường qua lại khu vực dãy phòng học xuống cấp.
350 học sinh khối lớp 6, 7 trường THCS Trần Phú, TP Quảng Ngãi tạm nghỉ học hôm nay 22/10, vì 7 lớp học đang xuống cấp trầm trọng. Tường nứt, xà gồ bắc ngang trong lớp học bị gãy. Trong tình thế khẩn cấp, trường đã dùng một bàn học dựng ngược ghi cảnh báo nguy hiểm, cấm học sinh, giáo viên qua lại khu vực dãy phòng học xuống cấp.
Cô giáo Trần Thị Thanh Hà, Hiệu trưởng trường THCS Trần Phú ở đường Trần Hưng Đạo, TP Quảng Ngãi lo lắng vì các lớp học của trường xây dựng từ trước năm 1975 hiện đang xuống cấp nặng.
Cô giáo Trần Thị Thanh Hà, Hiệu trưởng trường THCS Trần Phú, lo lắng vì các lớp học của trường xây dựng từ trước năm 1975 đang xuống cấp nặng.
Giàn xà gồ của lớp học 7 G, trường THCS Trần Phú bị gãy đôi, bức tường thấm dột nước mưa rệu rã. Rất may, trong tiết học thứ 5, sáng hôm qua(21/10), cô giáo Trần Thị Bích Hòa dạy môn Vật Lý lớp 7 G kịp cho hơn 30 học sinh tháo chạy ra ngoài sân vì sợ mái trần lớp học sập đè các em.
Giàn xà gồ của lớp 7G bị gãy đôi, bức tường thấm dột nước mưa. Rất may, trong tiết học sáng 21/10, cô giáo Trần Thị Bích Hòa dạy môn Vật lý lớp 7G kịp cho hơn 30 học sinh chạy ra ngoài sân vì mái trần sập.
Bức tường của một lớp học trường THCS Trần Phú nứt nẻ uy hiếp tính mạng của học sinh.
Bức tường của một lớp học nứt nẻ.
Lớp học xuống cấp, Ban giám hiệu trường THCS Trần Phú đành niêm phong lớp học, tạm cho hơn 350 học sinh nghỉ học trong ngày hôm nay để tập trung dọn thiết bị, tài liệu nhường bảy phòng làm việc của cán bộ, giáo viên của trường cho học sinh học tập vào đầu tuần tới.
Ban giám hiệu trường THCS Trần Phú niêm phong lớp học. Dự kiến trường sẽ thu xếp 7 phòng làm việc của cán bộ, giáo viên cho học sinh học tập vào đầu tuần tới.
Cán bộ, giáo viên trường THCS Trần Phú tập trung dọn thiết bị nhường phòng học tập cho học sinh vì nhiều lớp học đang xuống cấp trầm trọng.
Cán bộ, giáo viên trường THCS Trần Phú tập trung dọn thiết bị nhường phòng học tập cho học sinh.
Giáo viên tất bật di chuyển thiết bị, tài liệu nhường phòng thiết bị, y tế-kế toán và phòng làm việc của cán bộ, giáo viên cho học sinh học tập.
Phòng thiết bị, y tế, kế toán và phòng làm việc của cán bộ, giáo viên được dọn dẹp làm phòng học cho học sinh vào đầu tuần tới.
Dùng xe ba gác di chuyển tài liệu, thiết bị nhường phòng học cho học sinh. Trước tình hình này, Phòng giáo dục-đào tạo TP Quảng Ngãi đã cử cán bộ, hỗ trợ kinh phí giúp trường THCS Trần Phú mắc hệ thống điện, máy quạt, bảng đen tại các phòng mới nhằm đảo bảo việc học tập cho hơn 350 học sinh khối lớp 6, 7 của trường vào đầu tuần tới.
Phòng giáo dục đào tạo TP Quảng Ngãi đã cử cán bộ, hỗ trợ kinh phí giúp trường THCS Trần Phú mắc hệ thống điện, máy quạt, bảng đen tại các phòng mới nhằm đảm bảo việc học tập cho hơn 350 học sinh khối lớp 6, 7.
Trí Tín

Du học sinh tại Pháp vui dự giải thể thao sinh viên

Theo thông tin từ Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, vừa qua tại thành phố Nantes, Giải thể thao sinh viên mở rộng 2011 (Tournoi des sports AEVN OPEN 2011) do Hội Sinh viên Việt Nam tại thành phố này đã diễn ra rất thành công.

Giải được tổ chức ngày 16/10 và hiện đang có sức lan tỏa rất mạnh trong sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Pháp. Đây là một hoạt động khiến cho tổ chức sinh viên Việt Nam xa quê hương ở nhiều nơi chung vui, học hỏi và rút kinh nghiệm.

Một nhóm sinh viên "nòng cốt" rộn ràng trong ngày hội. (Nguồn: Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp)

"Không thể vui hơn!"

Sở dĩ để có được không khí phấn khởi kéo dài là vì Giải thể thao đã diễn ra rất ấn tượng đem đến cho các sinh viên tham dự không khí trẻ trung, vui vẻ nhưng không kém phần quyết liệt.

Đây là giải đấu thường niên do Hội Sinh viên Việt Nam tại Nantes tổ chức, nhằm giúp sinh viên nâng cao tinh thần rèn luyện thể dục thể thao, có thể lực tốt phục vụ nhiệm vụ học tập. Năm nay, giải có sự góp mặt của hơn 80 bạn sinh viên từ các đoàn sinh viên tại Rennes, Angers, La Rochelle, một số bạn sinh viên đến từ Paris, đoàn chủ nhà Nantes. Đặc biệt là sự cổ vũ hăng hái, nồng nhiệt của hơn 200 cổ động viên là sinh viên của các trường trên nước Pháp.

Với tiêu chí “Vui là chính, giao lưu là chủ yếu”, các bạn sinh viên đã bước vào AEVN OPEN 2011 với tâm trạng đầy háo hức, trong sự đón tiếp nồng nhiệt của đoàn chủ nhà. Qua bốn môn thể thao chính: cầu lông, bóng bàn, tennis (thi đấu trong nhà) và bóng đá (diễn ra trên sân vận động ngoài trời), các tuyển thủ đã thể hiện hết mình, tạo nên một ngày thi đấu thật sôi động và náo nhiệt.

Bạn Nguyễn Nghĩa, sinh viên trường Université de Nantes, lần đầu tiên tham dự giải phấn khởi nói: “Tôi rất bất ngờ với giải lần này. Đúng là không thể vui hơn”.

Mặc dù chỉ là giải thể thao dành cho sinh viên, nhưng chứng kiến các cuộc giao tranh mới thấy sự quyết liệt của các vận động viên trong chuyên môn với quyết tâm giành chiến thắng cao nhất. Tuy nhiên, cao hơn thế vẫn là tinh thần hữu nghị, giao lưu bạn bè, anh em thể hiện ở sự vui vẻ, và tràn ngập tiếng cười trong mỗi trận đấu.

Kết thúc ngày thi đấu, đoàn chủ nhà Nantes đạt nhất toàn đoàn khi giành Huy chương vàng ở các môn bóng bàn, cầu lông  và bóng đá do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đoàn Rennes vô địch môn tennis (đôi nam). Đoàn  La Rochelle và Angers tuy không giành được chức vô địch nhưng đã để lại trong lòng người hâm mộ lối chơi đẹp mắt và cống hiến.

Một “góc Việt Nam” hiện hữu


Anh Tuấn Nguyễn, trưởng đoàn La Rochelle bày tỏ: “Giải thể thao AEVN mở rộng 2011 đã tạo một sân chơi rất bổ ích cho anh chị em thanh niên, sinh viên Việt Nam đang sinh sống tại Pháp. Sau những bộn bề lo toan của cuộc sống, đến đây chúng tôi được thể hiện mình, được giao lưu, chia sẻ…

Trái tim của những người xa quê thêm ấm áp tình cảm quê hương ruột thịt. Rất cảm ơn sự tổ chức chu đáo của anh chị em chủ nhà Nantes. Mong rằng giải sẽ tiếp tục được duy trì…”.

Anh Đinh Ngọc Lâm - Chủ tịch Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nantes, Trưởng Ban tổ chức giải, chia sẻ ngay sau khi giải đấu kết thúc: “Chúng tôi tổ chức giải thể thao này chỉ với một mục tiêu duy nhất là mong được mang tới cho các anh chị em sự thư giãn bổ ích. Cho dù được giải hay không được giải, chúng ta đã có một ngày vui vẻ bên nhau”.

Niềm vui chiến thắng, những nụ cười, những bàn thắng đẹp và những cái ôm thật chặt là kỷ niệm khó quên trong lòng các bạn sinh viên tham dự AEVN OPEN. Có thể nói, một “góc Việt Nam” thật sự đã hiện hữu tại nhà thi đấu Halles des Sports…

Cùng với sự mở rộng phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp, số lượng thanh niên, sinh viên Việt Nam sang Pháp công tác, làm việc và học tập ngày càng tăng mạnh, đặc biệt là Nantes-thành phố đại học của Pháp với mức sống rất dễ chịu, phù hợp với sinh viên.

AEVN OPEN có thể xem là dịp tốt để tăng cường sự kết nối giữa người Việt với người Việt ở nước ngoài, mở rộng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết với bạn bè của các chi hội khác tại Pháp và bạn bè quốc tế. Nó góp phần lý giải vì sao, UEVF là hội sinh viên Việt Nam ở nước ngoài hoạt động mạnh mẽ nhất và có tính kết nối nhất.

Theo Vietnam+

Cô bé đặc biệt: 10 tuổi nói được... 10 ngôn ngữ

<>Mới chỉ 10 tuổi, song cô bé Sonia Yang đã khiến những giám khảo khó tính nhất của cuộc thi ngôn ngữ cho học sinh tiểu học tại Anh phải thán phục bởi khả năng nói trôi chảy 10 loại ngôn ngữ khác nhau. Thậm chí cô bé nói được cả tiếng Kazakhstan...
Ảnh minh họa
 10 tuổi, Sonia Yang có thể , 10 tuổi, có thể nói 10 ngôn ngữ khác nhau
Sonia được coi là thí sinh xuất sắc nhất đến từ trường tiểu học Greenbank tại thị trấn Cheadle Hulme, hạt Stockport. Cô bé được sinh ra ở Đài Loan nhưng chuyển đến Anh cùng với gia đình khi cô bé bắt đầu đi học tiểu học. Một điều đáng kinh ngạc là ngay từ khi tới Anh, ngoài tiếng mẹ đẻ của mình, cô bé đã thông thạo tiếng Nhật, Trung Quốc và tiếng Anh. Hiện tại Sonia có thể nói được tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, thậm chí là cả tiếng Kazakhstan và ngôn ngữ Luganda của Uganda.

Được biết, để chuẩn bị cho cuộc thi khu vực, Sonia đã dành hẳn... vài tuần để học tiếng Uganda. Còn trước đó, Sonia đã chọn học tiếng Kazak và tiếng Bồ Đào Nha cho vòng vòng loại của cuộc thi. Chia sẻ những thành tích mà mình đạt được, Sonia cho biết: "Cháu chọn ngôn ngữ Luganda nó dể dàng hơn so với việc một người Anh muốn học loại ngôn ngữ này, bởi vì một số từ có cách phát âm tương tự với tiếng Đài Loan. Rất dễ dàng để học một ngôn ngữ mới nếu chúng ta cố gắng."

Sonia sẽ là học sinh đại diện cho khu vực trong vòng chung kết quốc gia diễn ra ở London vào cuối năm nay. Một cô bé rất xuất sắc đúng không nào?

(theo PLXH)

Hội thảo và phỏng vấn học bổng 10% - 50% chương trình A Level

Chương trình A level được xem là tiêu chuẩn vàng để vào được các trường Đại học danh tiếng tại Anh quốc. Kết quả học sinh đạt được ở chương trình A level sẽ là cơ sở để các trường Đại học tuyển sinh.
INTO cung cấp chương trình A level tại hai trường Đại học là University of East Anglia và The University of Manchester. Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Lộ Trình Mới (New Pathway) tổ chức hội thảo và phỏng vấn học bổng trực tiếp với Tiến sỹ Gulliver Bethan - Giáo viên môn Khoa học chương trình A level Newton - INTO UEA và ngài Ian Evans - Giáo viên môn Kinh tế học chương trình A level - INTO Manchester.
 
* Cơ hội học bổng: 10% - 50%
 
* Thời gian: 16:00 - 17:30 thứ 2 ngày 24 tháng 10
 
* Địa điểm: Văn phòng Công ty New Pathway
 
* Địa chỉ: Số 147 Phố Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
University of East Anglia là một trong những trường đại học hàng đầu về nghiên cứu và giảng dạy trong Top 25 trường Đại học tại vương quốc Anh. Trường có 2 khu học xá tại Norwich và London. Trung tâm INTO UEA London có chung khu học xá với INTO City University London. Đặc biệt, INTO UEA cung cấp chương trình A level 5 học kỳ hoặc 6 học kỳ - chương trình A level đầu tiên do chính trường Đại học thiết kế và giảng dạy và đây cũng là chương trình A Level duy nhất được đào tạo trên khu học xá của chính trường đại học. Chương trình A level giúp học sinh có cơ hội được trải nghiệm môi trường học tập tại trường đại học, được sử dụng các trang thiết bị của trường Đại học và là chứng chỉ vàng để vào các trường Đại học danh tiếng như Oxford, Cambridge, London School of Economics...
 
Chương trình A level tại INTO UEA:
 
- Khai giảng: tháng 9 (6 kỳ) và tháng 1 (5 kỳ)
 
- Học phí: £32.130 (6 kỳ) và £26.775 (5 kỳ)
 
- Yêu cầu đầu vào: hoàn tất lớp 11 với điểm trung bình 8.0; IELTS 5.0 cho chương trình 6 kỳ và 5.5 cho chương trình 5 kỳ
 
- Môn học lựa chọn: Toán học, Sinh học, Vật lý, Kinh tế và Toán nâng cao
 
- Sau khi hoàn thành chương trình A level học sinh có cơ hội vào học các chuyên ngành về Y, Dược, Khoa học tự nhiên, Khoa học Ứng dụng, Vật lý, Toán, Kinh tế và Kế toán các trường Đại học danh tiếng tại Anh quốc.
The University of Manchester là một trong những trường nổi tiếng nhất ở Anh với số lượng sinh viên quốc tế đến từ hơn 160 quốc gia trên thế giới. Là trường có uy thế trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu trên thế giới, Manchester đứng thứ 5 tại Vương quốc Anh, thứ 6 tại Châu Âu và nằm trong Top 40 trên thế giới.
 
Chương trình A level tại INTO Manchester:
 
- Khai giảng: tháng 9 (6 kỳ)và tháng 1 (5 kỳ)
 
- Học phí: £21.120 (6 kỳ) và £17.600 (5 kỳ)
 
- Yêu cầu đầu vào: hoàn tất lớp 10 với điểm trung bình 7.0 trở lên, IELTS 5.0 cho chương trình 6 kỳ và 5.5 cho chương trình 5 kỳ
 
- Môn học lựa chọn: Kế toán, Toán, Chính trị, Tâm lý, Xã hội học, Kinh tế, Kinh doanh
 
- Sau khi hoàn thành chương trình A level học sinh có cơ hội vào học các ngành về Kế toán Tài chính, Quản trị Kinh doanh, Kinh tế, Toán học và Khoa học Thực tiễn tại các trường Đại học tại Anh quốc.
 
Chương trình học bổng:
 
- Học bổng 25% cho chương trình A levels tại INTO Manchester
 
- Học bổng 50% cho chương trình A levels tại INTO UEA
 
- Học bổng 10% - 30% cho chương trình Dự bị Đại học, Cao đẳng (tương đương năm 1 Đại học) và Dự bị Thạc sỹ tại INTO Manchester và INTO UEA
 
Đặc biệt, công ty New Pathway sẽ tư vấn và cung cấp thông tin du học miễn phí 100% cho quý vị phụ huynh và các bạn học sinh.Hãy nhanh tay đăng ký tham dự hội thảo và phỏng vấn học bổng cho kỳ nhập tháng 1/2012!
 
Các bạn học sinh muốn nộp hồ sơ phỏng vấn học bổng và làm bài kiểm tra của trường xin vui lòng liên hệ Ms Linh - 0982 998 231.
 
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên lạc:
 
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Giáo Dục Lộ Trình Mới
 
New Pathway Education Development, JSC.
 
Địa chỉ: 147 Phố Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nôi
 
Tel: 04.35569781 Fax: 04.35569780 Mobile: 0982 998 231
 
Email: khanhnewpathway@fpt.vn Website: www.newpathway.com.vn

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Không tuyển người tốt nghiệp ngoài công lập là trái luật

“Không thể chấp nhận” - đó là nhận định của giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội xung quanh việc UBND tỉnh Nam Định nói “không” với người tốt nghiệp ĐH ngoài công lập và tại chức. GS Đào Trọng Thi nói:
UBND tỉnh Nam Định với tư cách là một cơ quan quản lý nhà nước mà lại ban hành một văn bản mang tính chất định kiến như vậy là trái với tinh thần của luật pháp. Luật Giáo dục công nhận bằng cấp của hệ thống đào tạo công lập và ngoài công lập (NCL) tương đương nhau. Bởi vậy, một cơ quan quản lý nhà nước không công nhận bằng cấp của trường NCL thì thứ nhất là trái với tinh thần của luật; thứ hai là trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chủ trương xã hội hóa giáo dục; thứ ba cũng không có căn cứ gì để nói rằng đó là vì chất lượng của đối tượng tuyển dụng.


Thí sinh làm thủ tục xét tuyển nguyện vọng 2 vào trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM. Năm nay, các trường NCL gặp nhiều khó khăn trong xét tuyển - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cùng một mặt bằng, chất lượng của giáo dục NCL có thể còn yếu hơn so với công lập. Nhưng đó là đánh giá chung, còn khi chọn những con người cụ thể để làm việc thì không thể đánh đồng tất cả những sinh viên tốt nghiệp các trường NCL là kém hơn sinh viên công lập. Tôi cho rằng, hành động này của Nam Định chắc chắn sẽ bỏ lọt người tài vì các trường NCL có thể không nhiều nhưng vẫn có những sinh viên giỏi. Thực tế đã chứng minh điều đó. Với 3 vấn đề nêu trên thì một văn bản như của Nam Định là không thể chấp nhận được.


Giáo sư Đào Trọng Thi
Cũng có ý kiến cho rằng, với động thái nói “không” với hệ tại chức của Đà Nẵng năm trước hay Nam Định mới đây thì ngành GD-ĐT phải nhìn nhận lại về chất lượng của hệ thống đào tạo này?
Không cần đến những hành động sai trái thì mới nhìn nhận ra những yếu kém của nền GD-ĐT nước nhà. Báo cáo giám sát của Quốc hội năm 2010 cũng đã đánh giá rất rõ điều đó. Không thể dùng một hành động sai trái để ngăn chặn, cảnh báo một hiện tượng. Là cơ quan quản lý nhà nước thì phải có trách nhiệm thực hiện đúng luật pháp, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Còn nói làm như vậy để “cảnh báo” về chất lượng đào tạo là ngụy biện.
Ông đánh giá như thế nào về cách tuyển chọn công chức của các cơ quan nhà nước hiện nay? Phải chăng hành động phủ nhận một loại bằng cấp nào đó càng chứng tỏ việc chỉ coi trọng bằng cấp trong quá trình tuyển dụng?
Đúng vậy. Cách làm như vậy thể hiện rằng việc tuyển dụng người lao động của chúng ta lâu nay mang tính hình thức nhiều quá mà rất ít các yêu cầu để đánh giá năng lực chuyên môn của người được tuyển chọn, nên họ chỉ nghĩ rằng chọn loại bằng cấp nào thì tuyển dụng tốt hơn.
Nếu chúng ta tổ chức tuyển dụng lại bằng cách tập trung đánh giá thực chất năng lực làm việc của đối tượng tuyển dụng thì khi đó sẽ không cần phân biệt bằng cấp. Đối với từng đối tượng cụ thể, tất cả sinh viên ra trường đều có cơ hội tham gia tuyển chọn. Về việc tuyển dụng, nếu chỉ tổ chức một cuộc thi hời hợt, hình thức, học thuộc lòng để thi... thì dù có bằng cấp thế nào cũng khó tuyển được người tài. Tôi cho rằng, nếu chỉ nhìn vào bằng cấp rồi cho thi tuyển như hiện nay, có khả năng tới quá nửa kết quả tuyển dụng sai.


''Khi chọn những con người cụ thể để làm việc thì không thể đánh đồng tất cả những sinh viên tốt nghiệp các trường NCL là kém hơn sinh viên công lập''

Với tư cách cơ quan giám sát việc thực hiện luật, tới đây Quốc hội có kiến nghị, yêu cầu gì về cách làm của Nam Định hay Đà Nẵng?
Việc thẩm định, giám sát việc ban hành những văn bản như kiểu của Nam Định hay Đà Nẵng thì thẩm quyền và trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan của Chính phủ là Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ. Hai bộ này cần phải có ý kiến chính thức về vấn đề trên.
Còn nếu khi hiện tượng kiểu như vậy trở thành phổ biến hoặc có xu hướng lan rộng, có lẽ Quốc hội sẽ có giám sát chuyên đề về vấn đề đó.
Tuệ Nguyễn
(thực hiện)