Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn cần thêm bằng trung cấp nghề

Con tôi tốt nghiệp hai bằng Đại học. Chẳng lẽ như vậy vẫn chưa đủ “phù hợp” để làm việc hay sao? Nếu thiếu thì thứ gì cần thiết để liệu mà chuẩn bị ngay từ bây giờ?
Đó làm tâm sự của nhiều gia đình hiện nay khi sinh viên tốt nghiệp vẫn không đủ sức đi làm. Các chuyên gia tâm lý - giáo dục cho rằng bằng cấp vẫn chưa đủ để dự tuyển khi xin việc làm. Có bằng cấp cần lắm, nhưng vào đời với tấm bằng Cử nhân chỉ như có giấy thông hành. Hành trang vào đời còn nhiều thứ hệ trọng khác như là kỹ năng nghề nghiệp bên cạnh kiến thức chuyên môn.
“Chúng tôi tuyển lao động biết làm việc, chứ không tuyển bằng cấp” các nhà tuyển dụng trong giới giải trí, du lịch, khách sạn - nhà hàng nói thẳng như thế sau khi có nhu cầu tuyển dụng đến gần 50 ứng viên vào các vị trí cần thiết mà rốt cuộc không tìm được ai phù hợp, dù họ đã tốt nghiệp nhiều trường Cao đẳng, Đại học. Họ muốn lưu ý rằng, người xin việc trước mắt hay làm việc lâu dài cần thấy sự thiết yếu coi trọng “tay nghề” hơn là hư danh.
 
Tại Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông, Q.3, TPHCM đã thấy được rất nhiều cử nhân khi ra đi làm với nghề mình được học thì luôn cảm thấy “dội” vì không hợp, không tự tin vào tay nghề. Vì thế các trường Nghề đang là “cứu cánh” cho họ hiện nay.
Theo TS Đặng Thanh Vũ - Hiệu Trưởng Trung cấp nghề Việt Giao thì số lượng sinh viên tốt nghiệp các trường CĐ, ĐH theo học lấy bằng nghề tại trường chiếm tỷ lệ gần 50% vì các ngành nghề tại trường đang đào tạo suốt hơn 11 năm qua như Quản trị khách sạn nhà hàng, Hướng dẫn viên du lịch hoặc các hệ ngắn hạn như Tổ chức lễ hội sự kiện, Quản trị khách sạn và resort, các nghiệp vụ Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á, Bartender, Lễ tân luôn thu hút đông đảo học viên vì tỷ lệ thực hành chiếm tỷ trọng cao trong chương trình học và những buổi học lý thuyết được giảng dạy bởi các nghệ nhân, nghệ danh trong lĩnh vực họ đang làm việc.
 
Vì vậy mới có chuyện “đào tạo nâng cao tay nghề” hoặc “bồi dưỡng lại”. Nói một cách hình tượng “phải lót thêm bông vào quanh chân để đi cho vừa giày”...
 

Phụ huynh làm khổ... phụ huynh


Ngoài những ban đại diện cha mẹ học sinh vất vả và hết lòng vì quyền lợi học sinh, cũng có không ít ban đại diện gây khó khăn cho những phụ huynh khác, đặc biệt trong việc thu - chi vô tội vạ.
Chưa bầu đã có... ban đại diện

Trong cuộc họp phụ huynh đầu tháng 10, không ít phụ huynh học sinh (HS) lớp 1 trường Tiểu học Kim Liên (Hà Nội) ngạc nhiên vì dù chưa họp mà lớp đã có ban đại diện cha mẹ HS. Một phụ huynh lớp 1 trường này thông tin: “Mặc dù vừa họp phụ huynh nhưng có rất nhiều khoản ban đại diện đã chi trước đó rồi mới thông báo và tạm thu 1 triệu đồng/năm học cho những khoản như sơn lại lớp học, bảng, mua quà tặng nhà trường, giáo viên chủ nhiệm... Kiểu này thì phụ huynh chỉ biết bấm bụng đồng ý”.

Một phụ huynh có con học lớp 6 trường THCS Đống Đa (Hà Nội) cũng cho biết thành phần ban phụ huynh cũng do cô giáo chỉ định trước. Tiền học, tiền nước, vệ sinh, quỹ lớp... tổng cộng là 1,2 triệu đồng/HS cũng chỉ thông báo nộp chứ không hề lấy ý kiến phụ huynh. Vị phụ huynh này còn tỏ ra khá bức xúc khi con trai đi học về kể cô gọi những HS có bố mẹ trong ban phụ huynh lên để hỏi “nhà có... ô tô riêng không?”.
Việc ban đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi đóng góp những khoản thu để mua trang thiết bị, cơ sở vật chất như máy lạnh, máy chiếu... là không đúng quy định  - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Việc ban đại diện cha mẹ học sinh kêu gọi đóng góp những khoản thu để mua trang thiết bị, cơ sở vật chất như máy lạnh, máy chiếu... là không đúng quy định - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thu - chi vô lý

Một phụ huynh có con học tại trường Mầm non thực hành Hoa Hồng (Thái Thịnh, Hà Nội) cho biết: “Đầu năm đã nộp tiền xây dựng trường vậy mà trưởng ban phụ huynh còn đề nghị cả lớp đóng tiền làm sàn gỗ”. Lưu tất cả các biên bản họp phụ huynh cho con mình từ khi cháu vào học lớp 1, một phụ huynh trường Tiểu học Trung Tự (Hà Nội) thống kê những khoản thu - chi mà chị cho là vô lý, lẽ ra nhà trường phải chi từ ngân sách được cấp, như: hệ thống âm ly cho giáo viên, sơn bảng, nước lau nhà, xà phòng rửa tay, hoa nhựa, bảng thi đua, tranh treo, đồng hồ treo tường, cây cảnh trang trí sân, công khoan lắp, quạt điện, ổ cắm, xô, giẻ lau, nâng cấp sửa chữa máy, sửa chữa tủ gỗ...
''Mặc dù vừa họp phụ huynh nhưng có rất nhiều khoản ban đại diện đã chi trước đó rồi mới thông báo'' - Một phụ huynh lớp 1 trường Tiểu học Kim Liên, Hà Nội
Hội chứng LCD, máy chiếu

Một phụ huynh lớp 2 trường Tiểu học Kim Liên (Hà Nội) kể lại rằng trong cuộc họp phụ huynh, sau khi cô giáo báo cáo thành tích của trường mất khoảng 30 phút thì bắt đầu đặt vấn đề: dạy học bằng máy chiếu rất tốt cho các con, nhà trường cũng đã trang bị máy chiếu dùng chung nhưng giáo viên rất vất vả, mất thời gian khi phải đi lên phòng đồ dùng lấy máy về lắp đặt, rồi lại phải tháo ra mang đi trả... Ngay sau khi giáo viên “kể khổ” như vậy thì một phụ huynh giơ tay xin đề nghị cả lớp góp tiền để mua máy chiếu cho lớp, để cô đỡ vất vả... Một số người phản đối yếu ớt rồi cũng chấp nhận nộp 500 ngàn đồng/HS. Tình huống này không chỉ diễn ra ở một mà nhiều lớp khác khiến không ít phụ huynh đặt câu hỏi: liệu có một kịch bản soạn sẵn cho tình huống thu tiền mua máy chiếu hay không?

Mặc dù UBND TP Đà Nẵng cũng như Sở GD-ĐT đã chỉ đạo cấm toàn bộ các khoản thu quỹ hội phụ huynh, đặc biệt là những khoản về việc mua trang thiết bị, cơ sở vật chất mang tính chất xã hội hóa, như mua thiết bị công nghệ thông tin, máy chiếu, máy điều hòa nhiệt độ... tuy nhiên, ngày 18.9, ban đại diện cha mẹ lớp 1/3 trường Tiểu học Phan Thanh (Q.Hải Châu) vẫn tổ chức thu quỹ để mua LCD. Có 34 phụ huynh/40 HS của lớp đồng ý nộp khoản thu này với mức từ 300 - 500 ngàn đồng/người. Một số phụ huynh bức xúc việc thu trái quy định của ban đại diện phụ huynh lớp nên đã báo cáo với Hội đồng Nhân dân TP. Ngày 20.9, toàn bộ số tiền này được thông báo sẽ trả lại cho phụ huynh của lớp 1/3 vì thu sai quy định.

Ông Lê Văn Lạc - Hiệu trưởng nhà trường cho biết khi nhận biên bản của các cuộc họp phụ huynh ngày 18.9, ông đã nhận ra sai phạm của lớp 1/3 và đã ghi chú vào: "Sau khi đọc biên bản thấy phụ huynh HS vận động mua tivi cho HS học, trường không đồng ý, đề nghị không cho phụ huynh triển khai. Nếu có doanh nghiệp nào có hảo tâm hỗ trợ thì nhận và cảm ơn, đưa vào giảng dạy cho các cháu". Thế nhưng, khi PV đặt vấn đề, tại sao cô giáo chủ nhiệm lại để cho phụ huynh đứng ra thu tiền tại buổi họp đầu năm, thì ông Lạc cho hay, cô chủ nhiệm nhân lúc đó có ra ngoài một chút (!). Hội đồng kỷ luật của trường Phan Thanh cũng đã có quyết định khiển trách cô chủ nhiệm lớp 1/3.
Thu tiền kiểu “độc tài”

Phụ huynh HS lớp 1/1 trường Tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) phản ánh ban đại diện cha mẹ HS của lớp gửi e-mail đến từng phụ huynh đề xuất đóng quỹ hội 100 ngàn đồng/HS/tháng. Trong e-mail có thông báo chi tiết như: "Mỗi phụ huynh đóng 1 triệu đồng/năm, lớp sẽ thu được 50 triệu đồng... dân chủ cũng tốt nhưng đôi lúc cũng phải quân chủ... độc tài mới giải quyết nhanh được". Thư của ban đại diện cũng giải thích về việc mua máy tính xách tay cho giáo viên chủ nhiệm như sau: "Sáng nay vào gặp cô giáo, cô có phàn nàn máy tính mượn của trường rất khó và rất nhiều virus... và cô giáo rất cần để cho các cháu xem một số giáo án điện tử... Sắp đến ngày 20.11, chúng ta nên tập trung lại để mua tặng cô món quà có ý nghĩa”. Bà Nguyễn Thị Lệ - Hiệu trưởng, cho biết: "Nhận được phản ánh tôi đã yêu cầu ban đại diện chấm dứt ngay không thu khoản tiền trên".

Một số phụ huynh của trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết ban đại diện lớp kêu gọi mỗi phụ huynh đóng góp kinh phí để lắp máy lạnh cho con em. Khoản tiền vài trăm ngàn là quá lớn đối với những gia đình lao động nghèo của quận. Bà Phan Thúy Hà - Hiệu trưởng, cho biết: "Đây là chương trình của ban đại diện cha mẹ HS chứ không phải là chủ trương của trường nên tôi không có quyền ngăn cấm. Tuy nhiên, tôi sẽ họp giáo viên chủ nhiệm trong toàn trường để các cô thống nhất với ban đại diện quyết định nếu lớp nào không đồng thuận thì tuyệt đối không lắp máy lạnh nữa”.

Phụ huynh trường THCS Bông Sao A (Q.8, TP.HCM) cho biết: “Tiền tự nguyện có nghĩa là phụ huynh muốn đóng bao nhiêu cũng được nhưng trong sổ thu tiền gửi phụ huynh, trường ghi cụ thể số tiền tự nguyện là 150 ngàn đồng/năm”. Nhiều phụ huynh cùng thắc mắc là tự nguyện sao lại có con số cụ thể và bổ đồng số tiền phải đóng?
Theo Thanh Niên

Triển lãm giáo dục Mỹ - Sự khởi đầu tốt nhất cho ước mơ du học

Tại triển lãm, học sinh, sinh viên cũng nhận được sự trợ giúp tận tình và hiệu quả từ các chuyên viên của tổ chức AMVNX - AECT. Học sinh đến tham dự triển lãm có thể đăng kí thi giành học bổng du học THPT được tổ chức định kì tại Văn phòng AECT Hà Nội.
Triển lãm giáo dục Mỹ” được thực hiện bởi tổ chức giáo dục Mỹ AMVNX - AECT diễn ra tại 3 thành phố lớn ở miền Trung đem lại cho các quý phụ huynh và học sinh, sinh viên cơ hội gặp gỡ và đối thoại với các đại diện của hơn 20 trường THPT, Cao đẳng và Đại học đến từ các bang trên toàn nước Mỹ:
 
1. Bà Cecillia Chan - City College of San Francisco
 
2. Ngài Chad Bramble - University of Utah ELI
 
3. Bà Maria Carvalho - University of Wisconsin - Eau Claire
 
4. Ngài Timothy Kok - University of Central Oklahoma
 
5. Bà Keila Ferree - Columbia College
 
6. Bà Leanna Kowalis - Westminster College
 
7. Ngài Heather Can - Stephen F. Austin State University
 
8. Bà Linsey Garbenis - Hawaii Pacific University
 
9. Các đại diện: Harriet Bloom Wilson, Richard Wilson, Norman Sean Fox, Ann Isely Fox - Northwest College
...
 

Các đại diện của các trường sẽ cung cấp cho học sinh, sinh viên thông tin chi tiết về điều kiện nhập học, các chuyên ngành đào tạo, môi trường học tập, nghiên cứu cũng như các suất học bổng có giá trị của nhà trường.
 
Tại triển lãm, học sinh, sinh viên cũng nhận được sự trợ giúp tận tình và hiệu quả từ các chuyên viên của tổ chức AMVNX - AECT. Học sinh đến tham dự triển lãm có thể đăng kí thi giành học bổng du học THPT được tổ chức định kì tại Văn phòng AECT Hà Nội.

Triển lãm du học Mỹ” diễn ra tại 3 thành phố lớn của miền Trung:
 
- Nha Trang: 16:30 - 20:30 / Ngày 14, tháng 10/2011, Khách sạn Yasaka Sài Gòn Nha Trang, số 18 Trần Phú
 
- Đà Nẵng: 16:30 - 20:30 / Ngày 15, tháng 10/2011, Khách sạn Bamboo Green Central, số 158 Phan Chu Trinh
 
- Đà Lạt: 17:30 - 21:30 / Ngày 16, tháng 10/2011, Khách sạn Đà Lạt Palace, số 12 Trần Phú
 
Đăng ký
 
Để biết thêm chi tiết về chương trình, xin vui lòng liên hệ Văn phòng AECT:
 
- Tại Hà Nội: số 12/172 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội; Tel: 04.3759.1688 - Fax: 04.37591968
Email: dnghiem@aectvn.com; hdan@aectvn.com; hthao@aectvn.com; ptran@aectvn.com
 
- Tại TP Hồ Chí Minh: số 31c Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1, TPHCM; Tel: 08 3 938 1436
Email: hnguyen@aectvn.com; tphan@aectvn.com

Nghị lực phi thường của “anh em tí hon”

Bất kể nắng mưa, hàng ngày người cha sau khi tắm rửa vệ sinh, cho con ăn uống xong lại đưa hai đứa con “tí hon” đến trường. Trong khi đó, để kiếm tiền nuôi con, người mẹ hai đứa trẻ ấy lại đạp xe rong ruổi khắp các nẻo đường buôn bán ve chai.
Họ đang cố gắng tiếp sức cho những đứa con bất hạnh của mình thực hiện ước mơ được đến trường học chữ để có một tương tai tươi sáng hơn...
Hai anh em tí hon Đỗ Trần Long Thành và Đỗ Trần Long Vũ.
Những đứa trẻ mãi... không lớn!
Đã nhiều năm nay người dân thôn Mộc Đức, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã quen thuộc với hình ảnh một người cha lái chiếc xe máy cũ kỹ đón đưa hai đứa con trai “tí hon” đến trường đều đặn mỗi ngày. Anh là Đỗ Trần Nhật Linh, 40 tuổi, cha của hai đứa con bất hạnh. Trong căn nhà trống vắng nằm ở cánh đồng cuối thôn Mộc Đức, anh Linh tiếp chúng tôi với khuôn mặt buồn buồn.
Hai anh em tí hon được cô giáo hướng dẫn học bài.
 
Năm 1989 anh Linh đi bộ đội và được phân về đơn vị quân chủng phòng không không quân, Sư đoàn 375 đóng tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Một thời gian sau anh bị sốt nặng và được đưa đi điều trị tại bệnh viện 17. Tại đây các bác sĩ đã tiêm thuốc cắt sốt cho anh, tuy nhiên do sức khỏe yếu lại tiêm thuốc nặng nên sức khỏe anh càng yếu hơn. “Lúc đó tui chỉ còn 39 kg, nằm bẹp dí một chỗ, lúc di chuyển phải đi nạng và nhờ người dìu đi. Tui xuất ngũ về làng với sức khỏe rất yếu, không làm được gì cả”, anh Linh nhớ lại.

Không cam chịu cảnh đau ốm bệnh tật và tương lai mù mịt, anh quyết tâm rèn luyện thể lực kết hợp với việc điều trị tích cực nên một thời gian sau sức khỏe anh đã dần hồi phục. Năm 2000, anh Linh yêu và cưới chị Võ Thị Tuyết làm vợ. Cũng trong năm đó, chị Tuyết sinh đứa con trai đầu lòng và đặt tên là Đỗ Trần Long Vũ trong sự vui mừng khôn xiết của gia đình. Cháu sinh ra nặng 3,9 kg và sức khỏe rất tốt.

“Thấy con khỏe mạnh vợ chồng tui mừng lắm. Thế nhưng khoảng hơn 1 tuổi thì cháu bắt đầu có biểu hiện chậm lớn, tay chân bắt đầu teo tóp, các khớp xương rất nhỏ và yếu. Vợ chồng tui thương con nên đã đưa cháu đi điều trị khắp nơi nhưng các bác sĩ chẩn đoán cháu chỉ bị suy dinh dưỡng mới vậy. Rứa là vợ chồng tui ra sức bồi bổ cho cháu nhưng cháu vẫn càng ngày càng yếu và đặc biệt không thấy... lớn như những đứa trẻ bình thường khác”, chị Tuyết buồn bã cho biết.

Những dòng chữ khó nhọc được nắn nót viết nên từ bàn tay nhỏ xíu của Vũ.
Nghĩ do vợ chồng ăn uống kham khổ nên con sinh ra mới còi cọc như vậy nên hai vợ chồng đành chấp nhận, hy vọng cháu sẽ được cải thiện dần. Năm 2002, vợ chồng anh sinh thêm cháu thứ hai và đặt tên là Đỗ Trần Long Thành. Cháu thứ hai sinh ra cũng khỏe mạnh nhưng rồi cũng như anh trai, Long Thành cũng còi cọc và rất yếu. Lúc này vợ chồng anh Linh mới thực sự suy sụp.

“Lúc sinh cháu Long Thành ra như vậy tui mới nhớ ra là hồi đi bộ đội đơn vị tui đóng ở khu vực có nhiều hóa chất độc hại, và cũng có thể tui đã bị ảnh hưởng chất độc hóa học đó. Và sau này tui biết được thêm nhiều đồng đội của tui cũng đã có con bị di chứng tương tự, có nhiều đứa con của đồng đội tôi đã chết không lâu sau khi ra đời”, anh Linh cho biết thêm.

Đến nay, dù đã gần 11 tuổi nhưng Long Vũ cũng chỉ cao khoảng 70cm, nặng 12kg. Lớn hơn anh trai một chút, nhưng cháu Long Thành cũng chỉ cao khoảng 75cm và nặng 12,5kg. Do thể trạng còi cọc, hệ tiêu hóa kém nên chuyện vệ sinh cá nhân của hai cháu hầu như chỉ nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc cô giáo, bạn bè ở lớp.
“Con muốn đi học”
Từ lúc các con bị bệnh như vậy vợ chồng chị Tuyết càng thương các con hơn nhưng sự lo lắng cũng càng thêm nặng trĩu. “Tuy các con sinh ra không may mắn nhưng chưa bao giờ vợ chồng tui quá buồn lòng mà luôn cố gắng nuôi dạy các con thật tốt. Con có bệnh tật thế nào thì cũng là con mình chín tháng mười ngày rứt ruột đẻ đau. Bây giờ vợ tui chỉ muồn dồn sức nuôi dạy các con thật chu đáo để bù đắp những thiệt thòi mà các con đã phải gánh chịu”, nói về những đứa con không may mắn của mình, anh chị càng quyết tâm hơn.
 

Chị Tuyết cho biết, lúc 6 tuổi, nhìn bạn bè cùng xóm được cha mẹ đưa đến trường nhập học thì cháu Long Vũ cũng nằng nặc đòi bố mẹ cho cháu đến lớp. “Con cũng muốn đi học như các bạn và con sẽ cố gắng học giỏi”. Nghe đứa con nhỏ xíu của mình nói vậy chị cảm thấy lòng mình như xát muối và chị lại lo lắng nếu đi học thì liệu cháu có theo học nổi không. “Vợ chồng tui suy nghĩ nhiều lắm rồi lại thấy thương con vô cùng. Cuối cùng vợ chồng tui quyết định mua sách vở xin cho cháu được học tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ngay đầu làng. Khi được bố mẹ đưa đến trường hắn mừng rỡ chạy tung tăng cả ngày như được nhận quà vậy”. Do cháu quá nhỏ so với các bạn trong lớp nên trường ưu tiên cho ngồi bàn đầu với bộ bàn ghế được đóng thấp hơn để dễ dàng tập viết. Với các cháu bình thường đã khó thì với cháu Long Vũ việc học càng khó khăn hơn rất nhiều.
 
Thành vui đùa với bạn bè cùng lớp tại trường học.
“So với các bạn bình thường thì học lực của cháu Vũ vẫn còn yếu nhưng biết hoàn cảnh của cháu như vậy nên thầy cô, bạn bè ai cũng thương và giúp đỡ từ việc học cho đến vệ sinh cá nhân. Năm trước cháu còn học trên tầng 2 nên việc đi lại rất khó khăn, phải nhờ các bạn cùng lớp cõng mỗi khi vào lớp. Năm nay trường bố trí cho lớp cháu học ở tầng một để cháu dễ dàng đi lại”, cô Nguyễn Thị Tuyết, chủ nhiệm lớp cháu Long Vũ tâm sự.

Cô Tuyết cũng cho biết, mỗi khi có chương trình hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì bao giờ trường cũng dành ưu tiên giúp đỡ cho cháu trước. Nhìn những dòng chữ khó nhọc được nắn nót viết nên từ bàn tay nhỏ xíu của Vũ chúng tôi vô cùng cảm động. Cũng như Long Vũ, cháu Long Thành được bố mẹ cho đến trường, hiện cháu đã học đến lớp 3.
Tại trường, Long Thành được các bạn cùng lớp giúp đỡ rất nhiều.
Tại lớp học của cháu Long Thành cặm cụi nắn từng chữ viết. “Cả cháu Vũ và cháu Thành đều khá thông minh và tiếp thu bài khá tốt nhưng do các cháu quá nhỏ, đặc biệt là đôi tay quá yếu nên việc viết chữ, làm toán đều rất khó nhọc và chậm hơn các bạn khác. Thương các cháu, chúng tôi cũng đã cố gắng rất nhiều để giúp đỡ các cháu theo học kịp với các em khác. Cũng nhờ kiên trì tập viết nên chữ của cháu Vũ cũng khá đẹp, còn cháu Thành làm Toán cũng khá nhanh”, cô Mượn, giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cho biết thêm.
Trò chuyện với chúng tôi, vợ chồng anh Linh, chị Tuyết ngậm ngùi cho biết: “Chưa biết tương lai sau này của các cháu sẽ ra sao nhưng vợ chồng tui cũng sẽ cố gắng cho các cháu học đến nơi đến chốn. Giờ vợ chồng tui cũng chỉ có hai đứa nó, nếu làm được điều gì cho con thì bọn tui cũng sẽ nguyện hết sức để làm. Chỉ sợ các con yếu quá sẽ không thể theo học được thôi”.
Theo Thiên Thư
An Ninh Thủ Đô

Họa mi nhỏ và ước mơ cất tiếng

Chương trình Đèn Đom Đóm do Cô Gái Hà Lan khởi xướng đã đi qua hành trình 9 năm, với hơn 20.000 học bổng và 8 ngôi trường cho trẻ em khó khăn ở vùng xa. Một hành trình khuyến học dài và tràn đầy tâm huyết.
Trên hành trình đó, Đèn Đom Đóm không chỉ nhìn thấy những ngôi trường tranh vách đất, những cột chống xiêu vẹo, những bàn ghế sơ sài mà còn nhìn thấy những ước mơ bé nhỏ đang cần tiếp sức và cả những tấm lòng nhân ái luôn sẵn sàng cùng sẻ chia hạnh phúc...
 
Tiếng hát át gian khó
 
Ngôi trường với cái cổng không cửa, những dãy phòng sắp sập đã gắn bó với Tình - học sinh trường Trường tiểu học Đồng Văn 1, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An suốt những năm học cấp một. Dãy phòng học tranh tre đã xuống cấp trầm trọng, chỉ cần chạm tay vào là cảm nhận ngay được sự ẩm mốc của các bức vách do lâu ngày ngấm mưa và mối mọt nhiều. Mái nhà thì có rất nhiều lỗ hổng, bàn ghế không đủ chuẩn, chiếc bảng đen cũng làm bằng gỗ tạm.
 


Sau những lúc hái măng, lượm củi, họa mi nhỏ lại chăm chỉ đến trường
 
Nhìn gương mặt hồn nhiên của cô bé Vi Thị Tình, lắng nghe tiếng hát dường như không vướng muộn phiền, khó ai có thể hình dung được hoàn cảnh sống của em. Khi chúng tôi hỏi về gia đình, Tình đã bật khóc ngon lành. Có lẽ những chất chứa trong tâm hồn thơ ngây đã được dịp tỏ bày. Họa mi nhỏ bé không kìm được nỗi buồn khi nhắc đến người cha tật nguyền mà còn bị nghiện. Ông bà Tình đã mù lòa, tất cả đều trông cậy vào mẹ Tình. Mỗi ngày, ngoài giờ học, em vào rừng hái măng, nhặt củi phụ mẹ. Những gùi măng đã nuôi sống cả nhà và để Tình vẫn có thể đến lớp.
 
Hoàn cảnh học tập nhiều thiếu thốn khó khăn đó không ngăn được tiếng hát trong trẻo của cô bé giữ vai trò quản ca lớp 5B, 3 năm liền là học sinh giỏi của trường. Những lúc băng rừng lội suối, khi mệt, Tình lại ngồi nghỉ cất tiếng hát vang cả một góc núi rừng. Tiếng hát trong veo như giải tỏa mệt mỏi, xua tan nhọc nhằn, như niềm an ủi để em đứng dậy bước tiếp.
 
Chung tay tiếp sức những ước mơ
 
Nhịp cầu Đèn Đom Đóm đã thật sự tiếp thêm sức mạnh cho các em. Thường xuyên theo dõi chương trình Đèn Đom Đóm trên sóng VTV2 mỗi tối thứ 3, ca sĩ Mỹ Linh rất cảm động trước nghị lực vươn lên của các em học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, hi biết em Tình có năng khiếu ca hát, chị đã quyết định hỗ trợ thêm cho em mỗi tháng 10 kg gạo, trong suốt 5 năm, cùng những lời động viên, lời khuyên chân thành để em có thể đạt được ước mơ, chị xúc động chia sẻ: “Tôi nhìn thấy ở em một tâm hồn trong sáng. Với tinh thần ấy, tôi tin rằng trong tương lai em sẽ vượt qua nghịch cảnh”. Nếu những nghịch cảnh cuộc sống đã không ngăn được em cất tiếng hát trong trẻo, thì những hỗ trợ thiết thực chắc chắn sẽ giúp mở đường dẫn em đến ước mơ.
 
Học bổng Đèn Đom Đóm, sự hỗ trợ của Mỹ Linh, và nhiều tấm lòng khác... sẽ đến với em là niềm vui lớn cho họa mi xóm núi, để em thấy mình không hề đơn côi. Trên hành trình tiếp sức cho những ước mơ trẻ em nghèo hiếu học, Đèn Đom Đóm cũng ngày càng có thêm nhiều bạn đồng hành. Hàng ngàn hàng vạn rồi hàng triệu những tấm lòng đang cùng nhau chung tay góp sức, ngày ngày đồng hành cùng Đèn Đom Đóm, cùng Cô Gái Hà Lan để cộng thêm sức mạnh, biến ước mơ của các em thành sự thật.
 
P.A
 

Một đốm sáng không thể làm nhạt bóng đêm dày nhưng nhiều đốm sáng sẽ đẩy lùi bóng tối. Hãy chung thắp sáng ước mơ trẻ thơ của em Tình qua chương trình truyền hình thực tế Đèn Đom Đóm được phát sóng trên VTV3 lúc 8h30 ngày16/10. Hãy cùng Cô Gái Hà Lan “cộng” thêm cho các em nhiều cơ hội đến trường, hướng đến tương lai tươi sáng bằng cách:
 
- Nhắn tin “DDD 02” đóng góp cho trường hoặc “DDD” cho chương trình về tổng đài 8751.
 
- Liên hệ và gửi đóng góp trực tiếp (tiền, vật chất…) về: Chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm với số tài khoản (VND): 0021100129008, (USD): 0021100466004  - Ngân hàng TMCP Quân Đội (Sở giao dịch Hà Nội) hoặc Ban Khoa Giáo Đài TH Việt Nam, số 43 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội. ĐT: (04) 38318655.
 
- Kết nối qua website www.dendomdom.com.vn